HUỲNH TIỂU HƯƠNG ĐẠI SỨ TỪ THIỆN THẾ GIỚI-NGƯỜI MẸ CỦA 350 ĐỨA CON

Tin nóng

THIỀN VÀ CUỘC SỐNG

  THIỀN VÀ CUỘC SỐNG Đức Phật đắc đạo nhờ thiền định. Suốt cuộc đời, Ngài luôn theo đuổi sự nghiệp dạy thiền cho mọi người. Vậy nên, dạy thi...

Bài xem nhiều

Sunday, September 11, 2022

THIỀN VÀ CUỘC SỐNG

 THIỀN VÀ CUỘC SỐNG



Đức Phật đắc đạo nhờ thiền định. Suốt cuộc đời, Ngài luôn theo đuổi sự nghiệp dạy thiền cho mọi người. Vậy nên, dạy thiền trở thành biểu tượng của đạo Phật.
Không chỉ người trong đạo, kể cả những người ngoài đạo, khi tìm hiểu về đạo Phật cũng nghiên cứu về thiền cả. Tuy nhiên, thiền là một pháp môn rất khó. Người nào đủ ý chí, kiên nhẫn để tu tập mãi trên con đường này thì mới đi đúng trên con đường giác ngộ.
Vậy nhưng, trên con đường đầy khó khăn này, ý chí không đủ để tạo nên thành công, không phải cứ gắng thiền thì đắc đạo. Phước mới là yếu tố quan trọng, quyết định tất cả. Thế nên, Đức Phật mới dạy ta Bát Chánh Đạo từ chánh kiến đến chánh nghiệp toàn là tạo phước.
Để hoàn thành được việc tu hành, ta phải tạo phước bí mật từ trong ý nghĩ của mình. Nghĩa là, từ lời nói, suy nghĩ, hành động, tất cả đều phải cố gắng để xây dựng công đức và không bị mắc lỗi.
Khi có phước, cuộc sống và việc tu hành của ta mới trở nên thoải mái, thanh thản, dễ dàng, ta gọi là chánh mạng. Rồi sau đó chuẩn bị bước vào sự tu tập kế tiếp là Chánh tinh tấn. Nên nhớ, khi ta mới bắt đầu vào tu là chánh tinh tấn, vì sao? Vì cực khổ nên Phật dùng chữ “tinh tấn”. Ta có phước rất nhiều rồi mà khi bước vào tu thiền vẫn phải hết sức vất vả gian nan nên mới có phần chánh tinh tấn ở buổi đầu. Rồi khi bắt đầu chứng bước đầu tiên gọi là chánh niệm, và chứng tới sâu thẳm luôn là chánh định.
Giống như việc gặt lúa. Để có lúa thì phải gieo trồng, chăm bón, thu hoạch,… Không bỏ qua một giai đoạn nào hết, nếu không sẽ không có thành phẩm là hạt gạo. Ví dụ ta lấy cái liềm cắt được bó lúa, rồi đem về nhà giả lúa thành gạo, sau đó nấu cơm ăn. Thì ta nói nhờ ta cắt lúa, cho nên ta có lúa có gạo. Ta cắt nhiều thì có nhiều lúa - nhiều gạo, ta cắt ít thì có ít lúa - ít gạo. Điều này sai hoàn toàn, vì không trồng thì lấy gì có lúa mà cắt, nên cái quan trọng là trồng lúa, phải trồng rồi mới có lúa để cắt.
Cũng vậy, khi bước vào thiền, ta thấy ông thầy đó ngồi thiền đắc đạo rồi ta cũng ngồi, và nghĩ “hễ ngồi nhiều thì chứng đạo cao, ngồi ít thì chứng đạo thấp”. Quan điểm này không đúng, vì không có phước thì dù ngồi nhiều vẫn không chứng đạo, phước rất quan trọng là vậy.
Nếu ai quan niệm học thiền thì bỏ hết tất cả, chỉ học thiền thì cũng giống người đi cắt lúa nhưng không trồng lúa, chỉ cắt mà thôi. Không trồng mà cắt ra lúa, thiết nghĩ chỉ có việc ăn trộm lúa. Cũng vậy, nếu ta không có phước, dù ngồi thiền rất nhiều, kết quả không đắc đạo. Mấu chốt nằm chỗ này. Cho nên phước rất quan trọng.
Có những tông phái cũng tu thiền, nhưng ta nhìn thấy họ tu thời gian rồi không có phước, tại họ bỏ tất cả để ngồi thiền, cũng giống như không làm gì hết chỉ cắt lúa thôi (tức cầm cái liềm gặp cỏ cũng cắt, gặp cây cũng cắt mà không bao giờ ra lúa, mặc dù rất siêng cắt, nhưng không có miếng lúa nào vì trước đó họ không trồng).
Nên nói: tôi bỏ tất cả để ngồi thiền thì sẽ chứng đạo, xin thưa là không có chuyện đó. Quan trọng là phải trồng cho ra lúa cái đã, mà để trồng cho ra lúa thì ta phải tạo phước trong cuộc sống của mình.
Vì vậy, người chuẩn bị tu tập thiền định lâu dài phải luôn biết sống một đời đạo đức để tạo ra cái phước ngay từ trong suy nghĩ. Cái quan trọng đầu tiên của thiền là đời sống thánh thiện, đạo đức. Song song với nó là phải ngồi thiền cho đúng kĩ thuật để đi về vô ngã. Ai mà tu đúng thì càng tu càng hiền lành, đạo đức. Ai tu sai thì càng tu càng tự cao, kiêu mạn, hống hách.
Lại thêm, khi bắt đầu làm phước thì tâm ta phải khởi lên được hai điều:
- Một là khởi được tâm tôn kính Phật. Đây là bậc thềm đầu tiên để ta tạo phước cho mình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa làm được điều này dù đi chùa thường xuyên. Do vậy, những người này cần phải tìm hiểu về cuộc đời cũng như các bài kinh của Đức Phật để cảm xúc dâng lên, đủ để khởi được lòng tôn kính Phật đến vô biên, vô tận. Đây là bí mật bên trong không ai biết, nhưng nó là bước đầu để ta tạo cái phước cho những kiếp về sau.
- Thứ hai, tâm ta phải khởi được lòng yêu thương chúng sinh. Ngoài việc thúc ép bản thân, ta còn phải tụng những bài kinh nói về tình yêu thương. Khi khởi được hai tâm này, chúng ta lọt được vào tầm chú ý của Chư thiên, được các Ngài theo dõi, dẫn dắt.
Đi sâu vào kĩ thuật thiền định, ta phải tác ý khiêm hạ, miệng lúc nào cũng nói những lời hay để tạo nên thiện pháp, hình thành cái phước trong suốt cuộc đời. Thiện Pháp ở đây chính là đem đến niềm vui, hạnh phúc, đạo đức cho những người chung quanh. Tuy nhiên, đôi khi ta phải cứng rắn, nghiêm khắc để uốn nắn người khác, đây cũng là đem thiện pháp đến cho đời.
Tiếp đến, ta phải hành động để đem đến cho mọi người một cuộc sống ấm no, thuận lợi. Mỗi người có thể làm một việc khác nhau nhưng đều phải phục vụ mục đích chung này, đấy cũng là phước.
Dịp này, Thượng tọa nhắc nhở rằng, để tâm không bị động thì ban ngày ta làm phước, ban đêm ngồi thiền, đây là điều vi diệu. Phước có thể được để dành đến đời sau, nhưng luôn có dấu hiệu từ ngày hôm nay. Ví dụ ngay trong ngày hôm đó mà ta cực khổ làm được việc gì công đức thì tối đó ngồi thiền yên liền.
Ta phải hiểu có phước là tạo công đức cả đời và vô tận về sau để tạo thành những cánh đồng lúa mênh mông bất tận, rồi lúc đó ta mới đi cắt. Còn khi ta ngồi tu tập sao cho đúng kĩ thuật thì chỉ tạo ra sức khỏe cho thân tâm và tạo ra đạo đức giúp ta đi đến mục tiêu vô ngã. Vì con đường của đạo Phật là con đường đưa đến vô ngã, ta nắm chắc mục tiêu này hãy tu tập thiền định là như vậy.
Ngoài ra trong tu tập thiền định, các phương pháp luyện khí công hỗ trợ rất nhiều, vì vậy phải biết tập khí công thì mới có thể hỗ trợ cho thiền định được.

Huỳnh Tiểu Hương 

Thursday, September 8, 2022

Ngại hẹn hò vì tình phí đắt đỏ

 ẤN ĐỘChi phí cho một buổi hẹn hò tăng cao bởi lạm phát khiến nhiều người trẻ chọn sống độc thân.


Cuộc khảo sát gần đây do dịch vụ hẹn hò trực tuyến Dating.com thực hiện chỉ ra, 52% người được hỏi cho biết đã từ bỏ việc hẹn hò để tiết kiệm tiền mua quần áo, xăng xe, đồ ăn và chi tiêu cho phương tiện giao thông.

Thống kê của ứng dụng hẹn hò Hinge cũng có kết quả tương tự. Khoảng 50% người dùng quan tâm hơn đến chi phí hẹn hò so với trước năm 2019, 30% nói rằng muốn có buổi hẹn hò đơn thuần, ít thể hiện vật chất.

Có thể nói, lạm phát đã ảnh hưởng đến cách thể hiện tình cảm, đặc biệt là Ấn Độ, nơi bày tỏ tình cảm công khai là một đặc quyền.

Ngại hẹn hò vì tình phí đắt đỏ A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2022-09-3991-1521-1662609612

Lạm phát khiến nhiều người độc thân ngại hẹn hò. Ảnh minh họa.

"Điều đó phụ thuộc vào việc bạn đang đứng ở đâu trong kim tự tháp đẳng cấp", Shrayanan Bhattacharya, nhà kinh tế học ở Ấn Độ nói.

Chuyên gia cho biết, người dân Ấn Độ đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các chi phí sinh hoạt. Nữ giới độc thân có việc làm được trả lương thấp hơn so với đàn ông, điều này khiến họ muốn kết hôn với người đã có nhà, xe và thu nhập ổn định. Chưa kể, nhiều phụ nữ độc thân ngày nay nói không với hẹn hò bởi chi phí để ra ngoài giao lưu quá cao.

"Hẹn hò là điều xa xỉ nếu bạn phải vật lộn với các hóa đơn sinh hoạt và gửi thêm tiền về cho gia đình. Phí nhiên liệu và vận chuyển tăng cao cũng đẩy người độc thân vào cuộc sống ẩn dật, đặc biệt là những gia đình khó khăn cần tiết kiệm tiền", Shrayanan phân tích.

Putlibai Dora, góa phụ 29 tuổi, nhập cư từ bang Bihar, làm giúp việc gia đình ở thủ đô New Delhi nói rằng, hẹn hò và yêu đương tốn quá nhiều thời gian. "Tôi từng làm việc trong nhà của các chính trị gia và quan chức giàu có, nhưng đã thất nghiệp 4 tháng vì dịch. Khi điều kiện kinh tế bấp bênh sao tôi dám hẹn hò", Dora nói.

Dora nói rằng lạm phát không chỉ khiến cô mất niềm tin vào các chế độ phúc lợi dành cho người dân, mà còn quên mất mong muốn được hẹn hò.

Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Deepak Kashyap, tất cả các trải nghiệm đều có giá trị, nhưng người Ấn Độ sống ở thành thị có đặc quyền phải xác định được rủi ro tài chính, trong bối cảnh kinh tế xã hội đầy biến động. "Nếu bạn lo lắng không đủ tiền mua đồ uống với người yêu sau ngày làm việc mệt mỏi, bạn không hề đơn độc. Nhiều người xác định khi tình phí quá đắt đỏ họ buộc phải ưu tiên cho những thứ khác", Deepak nói.

Ngại hẹn hò vì tình phí đắt đỏ A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2022-09-4663-2160-1662609613

Nhiều người ưu tiên tiết kiệm tài chính hơn chi tiền cho chuyện tình cảm. Ảnh: George Rudy/Shutterstock

Labhanshi Agarwal, 22 tuổi, người sáng tạo nội dung, thừa nhận các buổi hẹn hò lãng mạn trong quán cà phê, nhà hàng sang trọng cô từng tưởng tượng đã tan biến khi đi làm. Thực tế còn khốc liệt hơn khi Labhanshi phải sống một mình ở thành phố có mức sống đắt đỏ như New Delhi.

"Thay vì chi tiền vào những hoạt động hẹn hò xa xỉ, tôi muốn mình và bạn trai tạo ra những khoảnh khắc cùng nhau. Chúng tôi chỉ ăn bánh, uống trà ở quán vỉa hè, sau đó cùng nhau lái xe, đi dạo trong các lần hẹn hò", cô gái 22 tuổi nói.

Abhiveer Mehta, nhà thiết kế thời trang ở Delhi thừa nhận tiền quan trọng hơn cảm xúc trái tim khi nói đến các mối quan hệ lãng mạn. Chàng trai 23 tuổi thích hẹn hò ở những nơi cao cấp, nhưng dần nhận ra ngày càng nhiều người suy nghĩ lại về việc chi tiêu xa hoa cho những buổi gặp gỡ.

"Tôi quan tâm đến việc đánh giá mức sống của người mà mình hẹn hò. Tôi kỳ vọng vào những buổi hẹn cho các mối quan hệ lâu dài", anh nói và tiết lộ mong tìm được người bạn đời biết cách quản lý tiền tiết kiệm, điều tiết công việc thay vì đốt toàn bộ số tiền tích góp cả tháng cho một buổi hẹn hò.

Nhưng nhà kinh tế học Bhattacharya nói rằng điều quan trọng là phải hiểu sự bình đẳng giới khi nói đến lạm phát và các mối quan hệ lãng mạn.

"Ở Ấn Độ, nam giới có thu nhập và khả năng tìm kiếm việc làm cao hơn nữ. Xét đến động lực vốn đã không ổn định bởi tư tưởng phụ nữ phải phụ thuộc vào đàn ông vì tiền và lạm phát có thể làm cho mối quan hệ của các cặp đôi trở nên bất bình đẳng hơn", chuyên gia chia sẻ.

Minh Phương (Theo VICE)

Bị gọi là 'kẻ ăn xin' vì sống trong xe tải

 RUNG QUỐCZhang Xi và bạn gái Hu Anyuan quyết định cải tạo xe van thành nhà ở, để tiết kiệm tiền, lại được ở gần chỗ làm việc.


Từ khi sống trong xe, câu chuyện của cặp đôi ở Thâm Quyến đã lan truyền khắp Trung Quốc. Nhiều người dùng mạng xã hội đặt biệt danh "những kẻ ăn xin" cho đôi tình nhân. Trong một bản tin hôm 3/9, Zhang và Hu cho biết, đang rất hài lòng với lựa chọn của mình và không quan tâm đến các bình luận tiêu cực.

Tháng 7 năm ngoái, đôi tình nhân đã chuyển từ Vũ Hán đến Thâm Quyến để làm việc. Nhưng sau vài tháng, họ không còn muốn sống trong căn hộ cho thuê giá cao, cách xa nơi làm việc.

Cuối năm ngoái, Zhang và Hu quyết định mua một chiếc xe van, biến nó thành một ngôi nhà di động với chi phí 160.000 tệ (540 triệu đồng).

Bị gọi là 'kẻ ăn xin' vì sống trong xe tải -1211-1662624382

Zhang Xi và bạn gái Hu Anyuan đọc sách, thư giãn trong ngôi nhà di động. Ảnh: Baidu

Không gian trong xe van có hạn, phải kê giường, bàn, tủ đựng quần áo và lắp đặt các thiết bị điện. Trên xe, hai người hàng ngày nấu ăn, giặt giũ, đọc sách, xem phim và ngủ.

Họ đậu xe gần nơi cả hai làm việc để tiết kiệm thời gian di chuyển. Cuối tuần, đôi tình nhân lái xe từ trung tâm thành phố Thâm Quyến đến vùng nông thôn ngắm cảnh. Zhang cho biết, họ có thể tiết kiệm 50.000 tệ (169 triệu đồng) mỗi năm nhờ phong cách sống này.

Dù thiếu điện, nước và cách âm không tốt, họ không phàn nàn gì về cuộc sống hiện tại. Hai người đón nhận và sử dụng biệt danh "kẻ ăn xin trong bãi đậu xe" mà một số người trên mạng xã hội gọi mình. Dù nhiều người chỉ trích, vẫn có người khen ngợi sự dũng cảm của đôi trẻ, khi dám sống cuộc sống họ mong đợi.

Bị gọi là 'kẻ ăn xin' vì sống trong xe tải -6557-1662624382

Không gian sống chật chội nhưng họ hài lòng với cuộc sống lưu động vì tiết kiệm tiền bạc và thời gian. Ảnh: Baidu

Ở Trung Quốc, Covid-19 đã thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người theo hướng tiết kiệm hơn. Sống trong RV (nhà xe di động) là một xu hướng trong đó.

Thống kê từ nền tảng video trực tuyến của Trung Quốc, hai từ khóa RV và RV du lịch đã được xem tổng cộng 20 tỷ lượt. Tổng số xe RV (Recreational Vehicle - xe ôtô có không gian sống) đăng ký năm 2020 ở Trung Quốc là gần 16.000 chiếc, tăng 28% so với trước, cao gấp nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này năm đó.

Bên cạnh những lợi ích dễ thấy như linh động, không tốn tiền thuê nhà, nhiều người vỡ mộng khi không thể tiết kiệm như mong đợi, lại phải sống chật chội và nguy hiểm.

Nhật Minh (Theo SCMP

Tuesday, September 6, 2022

NHIỀU NƯỚC EU KHÔNG ỦNG HỘ ĐỀ XUẤT CẤM THỊ THỰC VỚI CÔNG DÂN NGA

 Bộ Ngoại giao Cyprus nêu rõ nước này và các quốc gia EU khác có các cộng đồng người nói tiếng Nga, do đó việc cấm thị thực đối với công dân Nga sẽ cắt đứt sự liên hệ giữa họ và gia đình, bạn bè ở Nga.

NHIỀU NƯỚC EU KHÔNG ỦNG HỘ ĐỀ XUẤT CẤM THỊ THỰC VỚI CÔNG DÂN NGA Ho_chieu_ngaNhiều nước EU không ủng hộ việc cấm thị thực với công dân Nga. (Nguồn: Twitter)
Ngày 21/8, Bộ trưởng Di trú Thụy Điển Anders Ygeman nhận định sẽ rất khó thực hiện đề xuất cấm cấp thị thực cho công dân Nga và đề xuất này nếu được áp dụng sẽ là một sai lầm.
Ông Ygeman cho biết Chính phủ Thụy Điển chỉ đưa ra các biện pháp hạn chế như bãi bỏ quy định đơn giản hóa thủ tục xin cấp thị thực.
Ông nhấn mạnh nếu dừng cấp thị thực đối với tất cả công dân Nga đồng nghĩa các nhà khoa học Nga cũng sẽ không thể đến Liên minh châu Âu (EU), trong khi các bên vẫn muốn duy trì hoạt động trao đổi này.
Bộ trưởng Thụy Điển đưa ra phát biểu trên trong bối cảnh Ngoại trưởng các nước EU dự kiến họp hội nghị không chính thức tại Praha (Cộng hòa Séc) trong hai ngày 30-31/8, xem xét kiến nghị của Estonia và Phần Lan về việc cấm cấp thị thực ngắn hạn cho người Nga trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt liên quan vấn đề Ukraine.
Nhiều nguồn tin cho biết hầu hết các nước Nam và Tây Âu phản đối đề xuất của Tallinn và Helsinki.
Ngày 20/8, một quan chức cấp cao tại Bộ Ngoại giao Cộng hòa Cyprus cho biết nước này phản đối đề xuất nói trên.
Hãng thông tấn nhà nước Cộng hòa Cyprus dẫn lời ông Kornelios Korneliou – Thư ký trường trực Bộ Ngoại giao – nêu rõ tại Cyprus và các nước EU khác có các cộng đồng người nói tiếng Nga, do đó việc cấm thị thực đối với công dân Nga sẽ cắt đứt sự liên hệ giữa họ và gia đình, bạn bè người Nga.
Bên cạnh đó, EU có thỏa thuận cho phép người dân tự do di chuyển, vì vậy việc cấm công dân Nga đến các nước thành viên EU trái với các quy tắc của khối.
Cũng theo quan chức này, Hy Lạp và Đức đã bày tỏ phản đối đề xuất.

BẪY ‘VIỆC NHẸ, LƯƠNG CAO’: LỜI KỂ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC GIẢI CỨU TỪ CAMPUCHIA

 Trong chuỗi ngày ở Campuchia, Y Liên, 16 tuổi, phải làm việc từ 13-16 giờ/ngày, chưa kể thời gian tăng ca nhưng do không đáp ứng được yêu cầu, em bị bán cho 6 công ty khác nhau với mức giá tăng dần.

BẪY ‘VIỆC NHẸ, LƯƠNG CAO’: LỜI KỂ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC GIẢI CỨU TỪ CAMPUCHIA Xuat_canh_trai_phep-2Y Liên đưa đưa về cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. (Ảnh: TTXVN phát)
Hơn hai ngày sau khi được bộ đội biên phòng Việt Nam phối hợp cùng lực lượng chức năng nước bạn giải cứu, Y Liên (sinh năm 2006, trú làng Kei Joi, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về chuỗi ngày làm việc tại Campuchia.
Trở về với vòng tay gia đình, em hy vọng câu chuyện của mình sẽ giúp cảnh tỉnh những ai đang có ý định sang nước bạn làm việc trái pháp luật với lời giới thiệu của các đối tượng về “việc nhẹ, lương cao.”
Hơn 4 tháng lưu lạc
Sinh ra trong một gia đình có 4 anh chị em, Y Liên là con gái lớn nên sớm phải vất vả, phụ giúp cha mẹ chăm lo các em. Đầu tháng 4/2022, em theo chân các anh chị trong làng vào tỉnh Bình Dương, xin làm việc tại một xưởng gỗ nhằm kiếm thêm thu nhập, giúp đỡ gia đình.
Cũng trong thời gian này, em được một người trên mạng xã hội facebook kết bạn, làm quen và giới thiệu công việc tại Campuchia.
“Người đó bảo em là sang bên đó làm app game, lương 20 triệu/tháng, em cũng không suy nghĩ gì mà đi luôn. Khi sang tới nơi em mới biết là không phải như thế mà làm một loại app khác. Người trong công ty đó nói nếu không làm việc được thì sẽ bị bán đi hoặc đóng thùng vứt ra biển; nếu làm trái quy định thì sẽ bị xử lý nên em rất lo lắng,” Y Liên nhớ lại.
Theo lời kể của nạn nhân, em phải làm việc từ 13-16 giờ/ngày, chưa kể thời gian tăng ca. Nhiệm vụ của em là phải lên mạng xã hội kết bạn, lôi kéo được ít nhất một khách nạp tiền vào app trong một tháng, nếu không làm được thì em sẽ bị bán cho công ty khác.
Do không đáp ứng được yêu cầu, Y Liên đã bị bán cho 6 công ty khác nhau với mức giá tăng dần, từ 1.800 USD ở công ty đầu tiên lên 2.800 USD ở công ty thứ hai…
Trong suốt thời gian làm việc, do không tìm được khách nạp tiền vào app, Y Liên không được công ty trả lương. Em cho biết chỉ một lần duy nhất em tìm được khách nên được trả tiền nhưng rất ít.
“Khi vào công ty, họ bố trí cho em ở trong một khu vực khép kín, trong đó có cửa hàng ăn uống và bán một số hàng tạp hóa khác, đủ để mình sinh hoạt. Các khu vực đều được canh phòng nghiêm ngặt, em không thể ra ngoài được. Điện thoại không được sử dụng và thường xuyên bị kiểm tra nên rất khó liên hệ được với gia đình. Em có mượn điện thoại của bạn cùng phòng để gọi về. Bên công ty bảo phải có đủ tiền chuộc mới được về, còn không thì cứ tiếp tục làm việc cho họ,” Y Liên kể.
Quyết tâm giải cứu
Ông A Van – bố của Y Liên – cho biết khi em vào Bình Dương làm việc, gia đình vẫn liên hệ được với em nhưng chỉ vài ngày sau đã không thể liên lạc được.
Đến trưa 16/7, ông nhận được điện thoại của con với nội dung cần có 85 triệu đồng để chuộc. Không có tiền, ông chạy vạy khắp nơi để vay mà vẫn không đủ. Đúng lúc ấy, ông gặp cán bộ địa bàn của Đồn Biên phòng Đăk Xú và thông tin với lực lượng chức năng.
Sau khi tiếp nhận thông tin, Đồn Biên phòng Đăk Xú đã khẩn trương báo cáo Bộ Chỉ huy, Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum quyết tâm bằng mọi biện pháp nghiệp vụ tiếp cận, xác định vị trí, phối hợp với các lực lượng chức năng đưa nạn nhân về với gia đình.
Thiếu tá Bùi Công Huân, Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum trực tiếp tham gia vụ án.
Để thực hiện nhiệm vụ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh trong suốt quá trình trao đổi thông tin, xác minh đối tượng và trao đổi với lực lượng chức năng nước bạn trong vấn đề giải cứu nạn nhân.
“Quá trình giải cứu nạn nhân rất khó khăn vì các công ty không cho sử dụng điện thoại. Vài ngày họ lại kiểm tra và xóa dữ liệu nên rất khó xác định được vị trí của nạn nhân. Ngoài ra, quá trình sinh hoạt, ăn uống khép kín, ra cửa thì có lực lượng bảo vệ có vũ khí rất đông nên nạn nhân không thể ra ngoài, không thể xác định được phương hướng,” Thiếu tá Bùi Công Huân kể.
Dù gặp muôn vàn khó khăn song với quyết tâm cao của bản thân, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng Bộ đội Biên phòng hai tỉnh Tây Ninh và Kon Tum, sự giúp đỡ của lực lượng chức năng nước bạn Campuchia, sau hơn một tháng triển khai kế hoạch giải cứu, ngày 20/8/2022, Y Liên đã được đưa về Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.
“Khi về đến Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, Y Liên vẫn bị hoảng loạn, tâm lý không ổn định, hoang mang, lo lắng. Trong quá trình đưa về Kon Tum, qua 2 ngày, được các cơ quan chức năng của Đồn Biên phòng Đăk Xú, chính quyền địa phương, huyện, xã, thôn, đặc biệt là người thân trong gia đình động viên, hỏi thăm, giúp đỡ, nạn nhân đã bớt phần lo lắng và tư tưởng đã dần ổn định trở lại,” Thiếu tá Bùi Công Huân cho biết thêm.
Niềm vui đoàn tụ
Với ông A Van, việc con gái trở về như một điều thần kỳ sau chuỗi ngày lo lắng, bất an. Ông chia sẻ: “Khi các cán bộ Biên phòng đưa cháu về với gia đình, tôi rơi nước mắt, chỉ biết khóc thôi, không biết phải làm sao nữa. Tôi xin cảm ơn các cán bộ Biên phòng của hai tỉnh Kon Tum và Tây Ninh đã giúp đỡ, đưa con gái tôi về với gia đình.”
Trở về bên vòng tay gia đình, được ông, bà, nội, ngoại đến thăm hỏi, động viên, Y Liên không khỏi vui mừng, xúc động. Những ngày tháng lưu lạc bên xứ người đã kết thúc, giờ em có thể “sang trang mới” cho cuộc đời mình.
Trong suốt câu chuyện của mình, Y Liên luôn dành những lời cảm ơn cho lực lượng bộ đội biên phòng hai tỉnh Kon Tum, Tây Ninh đã giúp em trở về, thoát khỏi chuỗi ngày tăm tối. Đồng thời, em cũng lên tiếng cảnh tỉnh đối với những ai đang có ý định sang nước ngoài làm việc trái phép.
BẪY ‘VIỆC NHẸ, LƯƠNG CAO’: LỜI KỂ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC GIẢI CỨU TỪ CAMPUCHIA Xuat_canh_trai_phepNhững người xuất cảnh trái phép sang Campuchia bị tạm giữ tại một chốt biên phòng. (Ảnh: TTXVN phát)
“Em mong muốn mọi người đừng nghe lời xúi giục để sang bên kia làm việc trái pháp luật nữa, vì những gì họ nói, họ lôi kéo mình đều không đúng thực tế đâu. Họ nói là lương cao, không bị bán đi nhưng thực tế không phải như vậy, họ sẽ làm tất cả vì lợi ích của họ thôi,” Y Liên chia sẻ.
Trung tá Nguyễn Đình Thành, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Đăk Xú, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum cho biết sau khi đưa Y Liên về với gia đình, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, triển khai các đội vận động quần chúng tổ chức tuyên truyền cho người dân trên địa bàn về âm mưu, thủ đoạn, sự tinh vi của các đối tượng lừa đảo các thanh, thiếu niên đi nước ngoài để người dân cảnh giác với các trường hợp tương tự.
Ông Đào Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum cũng khẳng định Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã sẽ phối hợp với Đồn biên phòng, các đơn vị đóng chân trên địa bàn tuyên truyền, vận động cho bà con ở 11 thôn, làng nhận thức rõ chiêu trò “việc nhẹ, lương cao” để dụ dỗ người lao động, nhất là trong độ tuổi thanh, thiếu niên sang nước khác làm việc trái pháp luật.
“Với nhu cầu việc làm ngày càng tăng như hiện nay, chính quyền địa phương sẽ phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện, Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh để giới thiệu việc làm cho người lao động một cách chính thức dưới sự bảo hộ của Nhà nước, tránh trường hợp người lao động bị lợi dụng. lôi kéo đi làm việc trái phép,” ông Tuấn nhấn mạnh.

NGƯỜI DÂN MỸ KHỐN KHỔ VÌ TIỀN THUÊ NHÀ VÀ GIÁ XĂNG TĂNG

 Tổng giám đốc ngân hàng Bank of America nói rằng giá xăng đang trên đà giảm nhưng tiền thuê nhà có thể chiếm đến 40% thu nhập của những hộ gia đình có mức lợi tức trung bình.

NGƯỜI DÂN MỸ KHỐN KHỔ VÌ TIỀN THUÊ NHÀ VÀ GIÁ XĂNG TĂNG Bom-xang-2-1
Bơm xăng cho ôtô tại một trạm xăng ở Los Angeles, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 18/8, Tổng giám đốc ngân hàng Bank of America (BofA), ông Brian Moynihan cho rằng Chính phủ Mỹ cần chú ý nhiều hơn đến hai yếu tố đang ảnh hưởng tiêu cực đến người dân Mỹ là giá xăng và tiền thuê nhà.
Ông bày tỏ lo lắng về giá thuê nhà hơn, vì yếu tố này không có xu hướng biến động như giá xăng.
Theo ông Moynihan, giá xăng đang trên đà giảm, nhưng giá thuê nhà lại tăng từ 10-15%. Tiền thuê nhà có thể chiếm đến 40% thu nhập của những hộ gia đình có mức lợi tức trung bình và ông lo ngại đến mùa cao điểm (thường là mùa Thu, mùa nhập học), giá thuê nhà sẽ càng cao hơn.
Do đó, ông Moynihan nhận định cuộc tranh luận hiện nay về việc nước Mỹ có đang suy thoái kinh tế hay không là chuyện lạc đề, vì điểm quan trọng là điều kiện kinh tế hiện nay đang ảnh hưởng tiêu cực đến những người nghèo-đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Hãng tin AP dẫn lời ông Moynihan nêu rõ: “Suy thoái chỉ là một từ ngữ. Chúng ta có thực sự ở trong giai đoạn suy thoái hay không không phải là vấn đề. Mà điều quan trọng là hoàn cảnh của những người đang gặp phải tình trạng này.”
Vấn đề có suy thoái hay không đang dần bị chính trị hóa trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ 2022.
Mặc dù tỷ lệ lạm phát tại Mỹ đang ở mức cao nhất kể từ những năm 1980 và tiêu dùng giảm, nhưng những chỉ số khác như lượng việc làm tạo ra hằng tháng vẫn ổn định.
Để đối phó lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất.
Ông Moynihan cho biết mặc dù tình hình có vẻ bất ổn, nhưng hình thái tài chính lại khá lành mạnh. Chính phủ Mỹ chi hàng nghìn tỷ USD trợ cấp thất nghiệp và các kế hoạch cứu trợ đại dịch khác. Người Mỹ cũng trả nợ nhanh hơn mức bình thường và cũng tiết kiệm nhiều hơn bình thường.
Ông Moynihan nhận xét rằng cách hành xử của người tiêu dùng Mỹ không thay đổi từ đầu năm đến nay, họ đang ở vị thế tốt và có thể chịu được sự hỗn loạn hiện nay. Đồng thời, các công ty vẫn đang tăng lương, giúp người Mỹ có thể gồng gánh chi phí.
Bản thân ngân hàng Bank of America cũng tăng lương cho 200.000 nhân viên để họ có thể ứng phó với tình trạng giá cả tăng vọt.

4 CẠM BẪY CẦN TRÁNH KHI ĐĂNG KÝ MUA BẢO HIỂM DU LỊCH Empty 4 CẠM BẪY CẦN TRÁNH KHI ĐĂNG KÝ MUA BẢO HIỂM DU LỊCH

 Trong thời kỳ lạm phát và giá năng lượng đắt đỏ, hội “cuồng chân” chọn bỏ qua các loại phí bảo hiểm đi lại để tiết kiệm tiền. Thế nhưng, các chuyên gia cho biết rằng đây là một giải pháp sai lầm có thể khiến bạn thậm chí tốn… nhiều tiền hơn. 

Bảo hiểm du lịch sẽ bồi thường cho các chi phí phát sinh, viện phí liên quan tới con người và tài sản. Chính vì vậy, loại bảo hiểm này sẽ là một trong những phương án bảo vệ sức khoẻ và tài chính của bạn và gia đình khi đi du lịch hoặc công tác. 
4 CẠM BẪY CẦN TRÁNH KHI ĐĂNG KÝ MUA BẢO HIỂM DU LỊCH Travel-blogger-phan-the-anh-du-lich-cam-trai-dong-nai-album-2
Thế nhưng, bảo hiểm du lịch là loại hình bảo hiểm du lịch không bắt buộc. Nhiều người không đăng ký mua bảo hiểm để tiết kiệm chi phí. Thế nhưng, theo tờ The Independent, quyết định này sẽ gây ra những hậu quả “đắt giá”, đặc biệt là với người đi du lịch nước ngoài. “Bạn sẽ phải chịu phí bồi thường đắt đỏ hơn nếu chẳng may dính vào một vụ tai nạn ở nước ngoài. Hóa đơn bồi thường có thể lên tới gần 500 đô la với các tai nạn nghiêm trọng”, dẫn theo tờ báo. 
Để giúp khách du lịch tận dụng tối đa các lựa chọn bảo hiểm du lịch của họ, Simon Taylor, Giám đốc phụ trách tại Ngân hàng Sainsbury’s, nêu rõ sáu cạm bẫy cần tránh khi chọn mua bảo hiểm. 
1. Bỏ qua các khoản bồi thường nhỏ
Mọi tình huống đều có thể xảy ra. Vì vậy, theo Simon Taylor, tốt nhất là nên chọn mua loại bảo hiểm chi trả càng nhiều rủi ro càng tốt. “Chi trả các khoản phí liên quan đến Covid là điều quan trọng khi di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đừng quên cân nhắc các loại bảo hiểm chi trả cho các trường hợp khẩn cấp lẫn phát sinh bất ngờ như bị gãy xương, vỡ điện thoại,…”, Taylor nói. 
4 CẠM BẪY CẦN TRÁNH KHI ĐĂNG KÝ MUA BẢO HIỂM DU LỊCH Back-to-travel-2
2. Đăng ký bảo hiểm vào phút chót
Nghiên cứu của Sainsbury’s Bank chỉ ra rằng cứ 10 người thì có một người đợi đến một tuần trước chuyến đi mới chịu đăng ký bảo hiểm. Taylor nói: “Bạn phải mua bảo hiểm du lịch ngay sau khi đặt chuyến đi và đảm bảo rằng chính sách có hiệu lực ngay lập tức. Bằng cách này, bạn sẽ được bảo hiểm chi trả cả cho việc hủy chuyến hoặc bất kỳ rủi ro nào khác có liên quan trước khi bạn khởi hành chuyến đi của mình.”
4 CẠM BẪY CẦN TRÁNH KHI ĐĂNG KÝ MUA BẢO HIỂM DU LỊCH Back-to-travel-1
3. Chọn gói bảo hiểm
Nếu bạn là người cuồng chân và chắc chắn mỗi năm sẽ đi du lịch ít nhất 2-3 lần, thì Taylor khuyên rằng nên chọn mua gói bảo hiểm du lịch hằng năm thay vì chỉ mua cho mỗi chuyến đi riêng lẻ. “Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí và công sức của bạn”. 
4 CẠM BẪY CẦN TRÁNH KHI ĐĂNG KÝ MUA BẢO HIỂM DU LỊCH Travel-blogger-phan-the-anh-du-lich-cam-trai-vung-tau-album-1
4. Kiểm tra mức độ chi trả
Nếu bạn lên kế hoạch kì nghỉ với đầy ắp các hoạt động mảo hiểm như đua xe đạp, leo núi, trượt tuyết, lặng biển, bạn nên kiểm tra cẩn thận mức độ chi trả của gói bảo hiểm. Đôi khi những rủi ro xảy ra khi tham gia thể thao mạo hiểm sẽ không nằm trong chính sách. Đấy là lúc bạn nên chuyển sang một loại bảo hiểm khác để phòng hờ rủi ro.
4 CẠM BẪY CẦN TRÁNH KHI ĐĂNG KÝ MUA BẢO HIỂM DU LỊCH Travel-blogger-travip-viet-phuong-1Ảnh: Travip
Mặc dù không bắt buộc, bảo hiểm du lịch vẫn là gói chi phí bạn nên cân nhắc để phòng hờ mọi rủi ro khi đi du lịch. Trên đây là 4 lưu ý của chuyên gia giúp bạn chọn được gói bảo hiểm đáng tiền và hiệu quả nhất.

Monday, September 5, 2022

Nguyên nhân nào khiến bất động sản Trung Quốc thêm khủng hoảng trầm trọng?

Thị trường nhà đất ở Trung Quốc đã bắt đầu lao dốc thê thảm kể từ năm ngoái. Nợ xấu tăng lên do các doanh nghiệp không bán được hàng, các dự án dở dang khiến người dân không chịu trả trước các khoản vay cho tới khi nhận được nhà. Ngân hàng kiệt vốn vì không thể thu được tiền từ khách hàng lẫn doanh nghiệp, thiếu thanh khoản bắt đầu tạo một cơn khủng hoảng trong lĩnh vực nhà đất tại Trung Quốc. Và nguyên nhân đằng sau tất cả đều là do một cơ chế sai lầm từ trung ương cho đến địa phương.

Nguyên nhân nào khiến bất động sản Trung Quốc thêm khủng hoảng trầm trọng? AHR0cDovL3ZpZGVvLW5hdGl2ZS5tZ2lkLmNvbS92cmltYWdlcy91cy8yMDIwLTAzLTI1Lzc1MDA5YTNkYzg5YzIwMTEyMTVkNjRmOGViMWM4ZjQxLmpwZw










Nguyên nhân nào khiến bất động sản Trung Quốc thêm khủng hoảng trầm trọng? Bdss-1
Bất động sản Trung Quốc
Bất động sản là ngành đang đóng góp tới 25 – 29% GDP của Trung Quốc. Vấn đề ở chỗ, cơ cấu này đã không đổi sau hàng chục năm Trung Quốc vươn lên trở thành công xưởng toàn cầu. Đóng góp từ xuất khẩu vào GDP Trung Quốc đã giảm từ 40% xuống còn 17% sau hai thập kỷ, nhưng bất động sản thì không. Sự phát triển không cân đối của nền kinh tế Trung Quốc là điều dễ thấy đối với các nhà hoạch định chính sách của nước này, nhưng vấn đề là vì sao không ai nhận ra? Liệu rằng có lợi ích nhóm ở đây?
Suốt hàng thập kỷ qua, thị trường nhà đất đã trở thành công cụ để chính quyền địa phương tại các tỉnh Trung Quốc kiếm lợi nhuận. Luật Ngân sách năm 2015 của Bắc Kinh có một điều khoản cho phép chính quyền địa phương phát hành trái phiếu theo từng dự án bất động sản cụ thể. Có nghĩa, các cơ quan tại các tỉnh Trung Quốc có thể phát hành trái phiếu chính phủ của riêng mình. Vấn đề là các khoản nợ trái phiếu của chính quyền địa phương sau đó không được yêu cầu báo cáo lên Trung ương, càng không cần hạch toán vào nợ của chính phủ theo chuẩn quốc tế. Cách làm này đã giúp Chính phủ ở Trung Quốc tạo ra một bức tranh nợ công/GDP tuyệt đẹp, từ đó thu hút được dòng vốn ngoại đầu tư dồi dào. Thế nhưng, cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra, các khoản nợ của địa phương bắt đầu phình to đến không thể kiểm soát.


Nhiều năm qua, bản thân các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã phát hành rất nhiều trái phiếu chính phủ (TPCP) và sau đó chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) mua lại. Lợi tức phải trả từ số trái phiếu này sẽ được đảm bảo thông qua việc chính quyền địa phương bán đất cho doanh nghiệp bất động sản làm dự án. Thông qua việc triển khai các dự án đầu tư công, lấy lý do giải phóng mặt bằng xây cất dự án, chính quyền địa phương sẽ mua lại đất của dân với giá rẻ hơn so với thị trường, quỹ đất dày lên và sau đó sẽ được phân phối tới tay các doanh nghiệp. Vấn đề là từ chính quyền cho đến doanh nghiệp không ai không muốn bán giá cao, tình trạng thổi giá bắt đầu nhen nhóm diễn ra, nạn đầu cơ cũng theo đó mà xâm nhập vào lĩnh vực bất động sản tại các địa phương ở Trung Quốc.
Việc thổi giá bắt đầu đẩy giá đất lên cao, làm các doanh nghiệp bất động sản khi xây dựng dự án, công trình nhà ở tiếp tục phải bán giá cao cho người dân. Đáng nói, vốn đầu tư của các doanh nghiệp bất động sản này lại chủ yếu là đi vay, dưới sự che chở của chính quyền địa phương, các NHTM đã mạnh tay cho các doanh nghiệp bất động sản vay vốn. Các dự án bất động sản càng mọc lên thì càng nhiều “dự án ma” xuất hiện, tức đất mua rồi để đó, công trình xây xong rồi bỏ hoang, chủ yếu dùng để phục vụ giới đầu cơ, sang đi bán lại để kiếm lời chênh lệch chứ giá cao nên chẳng có người mua thật sự.
Nạn đầu cơ bắt đầu phát sinh tệ nạn khi kinh tế Trung Quốc gặp khó vì chính sách “Zero Covid”, nhu cầu đi lại, mua sắm bị bóp nghẹt, kinh tế bắt đầu lao dốc. Chính vì vậy, người mua trước không còn người mua sau để tiêu thụ, nợ xấu cá nhân và tổ chức bắt đầu gia tăng. Với các doanh nghiệp bất động sản, các công trình đã xây xong giờ đây cũng không tiêu thụ được, vì thế họ càng không thể trả nợ cho các NHTM. Còn các công trình chưa xây nhưng đã lỡ huy động vốn thì giờ cũng đành bỏ xó, tiếp tục tạo ra một khối nợ xấu khổng lồ cho nền kinh tế. Và sau cùng là lợi tức từ TPCP mà chính quyền địa phương phát hành cũng không chi trả được do quỹ đất không thể bán ra thêm vì doanh nghiệp không còn tiền để mua. Trái phiếu của chính quyền địa phương hiện nay đã chiếm tỷ trọng lớn nhất trên TPCP Trung Quốc, con số đã lên đến 24% theo báo cáo của Bloombergs. Theo số liệu của các tổ chức nghiên cứu ngoài Trung Quốc, trái phiếu chính quyền địa phương xấp xỉ 50% GDP của Trung Quốc. Nợ xấu đã bắt đầu leo thang khắp nơi và đe dọa đến thanh khoản của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại địa phương ở các tỉnh Trung Quốc. Một hậu quả tai hại do việc đẩy giá nhà lên quá cao so với nhu cầu ở thực của người dân.
Nguyên nhân nào khiến bất động sản Trung Quốc thêm khủng hoảng trầm trọng? Evergrande5-e1662366095668Evergrande là cái tên đầu tiên trên bờ sụp đổ khi gánh khoản nợ lên tới 300 tỷ USD.
Không chỉ tình trạng lợi ích nhóm của chính quyền địa phương. Cách hạch toán nợ xấu của NHTM cũng là vấn đề nhức nhối. Theo kênh truyền thông tài chính Caixin Global, thì NHTM Trung Quốc được phép tự phân nợ loại 1, 2, 3, 4, 5 theo định giá tài sản đảm bảo là bất động sản mà họ đang giữ. Vấn đề là NHTM lại có quyền định giá cho chính số bất động sản của mình đang nắm chứ chẳng phải qua bất kỳ một bên trung gian nào khác. Điều này dẫn tới tình trạng tùy ý kê khống giá. Và khi giá tài sản mà họ định giá cao hơn khoản nợ họ cho vay thì dù khách hàng không trả được nợ và lãi sau nhiều tháng thì khoản nợ vẫn được xem là nợ tốt. Kể cả khi khách hàng mất khả năng thanh toán, thì NHTM có thể phát mãi tài sản (bất động sản) đó để bù vào, dập tắt nợ xấu. Tuy nhiên, đó chỉ là bánh vẽ, thực tế thì toàn Trung Quốc hiện đang có tới 50 thành phố ma, gần 65 triệu căn hộ ma (tức không có người ở), nhu cầu mua không có thì mức giá mà các NHTM này tự đặt ra đều là ảo.
Trong suốt nhiều năm, các NHTM địa phương ở Trung Quốc đã dùng cách này để nâng hạng tín nhiệm của chính mình trong hệ thống đánh giá các tổ chức tín dụng của chính phủ. Cũng như lợi dụng nó để đánh bóng tên tuổi, để từ đó huy động được tiền gửi trong dân để tạo thanh khoản cho ngân hàng. Cũng vì vậy, mà hằng năm tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) báo cáo luôn rất đẹp. Nên dòng vốn chảy vào Trung Quốc cứ liên tục tăng ổn định bất chấp thương chiến giữa Mỹ – Trung. Nhưng nay khi dịch bệnh ập đến, một cú sốc đã diễn ra, bất động sản từ một ngành đầu tàu kinh tế nay trở thành gánh nặng cho quốc gia.

Wednesday, August 31, 2022

Bẫy “ngọt ngào” và những cuộc trốn chạy thoát thân

 Đại dịch Covid-19 khiến nhiều gia đình rơi vào tình cảnh khó khăn, khốn đốn. Nhà thì người thân mất vì nhiễm bệnh không người tiễn đưa, còn nhà thì người lao động chính lại rơi vào cảnh thất nghiệp. Đất nước mở cửa sau dịch gặp nhiều khó khăn về kinh tế, tội phạm buôn người vô lương tâm đã dẫn dụ chính đồng bào của mình vào đường dây bán người qua Campuchia làm dấy lên vấn nạn đòi hỏi mỗi người dân cần tỉnh táo.



42 người Việt làm việc ở sòng bài Campuchia liều mạng ‘phá vòng vây’, nhảy xuống sông bơi về lại Việt Nam.

Không khó để bắt gặp những mẩu tin tuyển dụng với lời chài mồi cực kỳ hấp dẫn mà tin rằng ai đọc được cũng muốn dấn thân trên mạng xã hội như thế này: “Tuyển dụng nhân viên Marketing có kinh nghiệm hay chưa có (được đào tạo) làm việc tại các casino Campuchia với mức lương 40 triệu/tháng”. Trong tình cảnh thất nghiệp, thiếu trước hụt sau qua cơn đại dịch, nhiều người đã không đắn đo suy nghĩ mà sẵn sàng inbox người đăng tin ứng tuyển dù đó là nick ảo.

Chiêu trò việc nhẹ lương cao không phân biệt giới tính hay độ tuổi làm bao gia đình phải lao đao gánh nặng tiền bạc chuộc con về. Lướt google, bạn chỉ cần gõ từ khoá “nạn buôn người qua Campuchia bán” sẽ nhận về hàng trăm tin về các nạn nhân khắp các tỉnh thành từ Nam chí Bắc. Gần đây nhất, vào tối ngày 23/08/2022, 40 người Việt liều mạng bơi qua sông Bình Di (An Giang) hòng thoát khỏi sòng bài Rich World về Việt Nam. Chính quyền địa phương đã ra tay hỗ trợ kịp thời cho họ chỗ nghỉ ngơi, ăn uống và còn cho mỗi người 1,5 triệu đồng chi phí về quê.

Đó chỉ là một trong số các sự việc đau lòng đã và đang diễn ra. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, lực lượng Công an phối hợp cùng nhà chức trách Campuchia giải cứu hơn 250 trường hợp lừa bán trái phép qua các sòng bạc. Đồng thời triệt phá 4 đường dây chuyên buôn người qua Campuchia. Với một người trẻ có học thức và năng lực, đồng lương khi mới ra làm việc chỉ ở mức 10 triệu/tháng là đã cao rồi nói chi 40 triệu/tháng mà không cần kinh nghiệm. Thực tế ấy cho thấy, cuộc sống không có gì dễ dàng cả nên hãy tỉnh táo. Bằng không bi kịch nối tiếp bi kịch, còn nhiều những cuộc tháo chạy khỏi nơi đất khách thậm chí bỏ mạng.

Còn nhiều người Việt mắc kẹt ở Campuchia đang cầu cứu được về nhà. Lực lượng công an vẫn đang cố gắng nhanh nhất có thể giải cứu cho đồng bào của mình. Thời gian để nạn nhân được về quê hương gặp nhiều khó khăn vì hầu hết đều nhập cảnh trái phép qua Campuchia. Chưa kể, những kẻ mua người hết sức khôn ngoan liên tục bán người qua nhiều công ty để xoá dấu vết phạm tội. Mạng xã hội là “con dao 2 lưỡi” sẽ làm cho đầu óc mù mờ dễ bị sa lưới bọn lừa đảo nên cần hết sức tỉnh táo lựa chọn hướng đi đúng.

Ngọc Thắm